nổ hũ online - Nền tảng trực tuyến hàng đầu

CONSTRUCTION - TRADING - ENGINEERING
  • Tài liệu
  • SIEMENS
  • Động cơ điện là gì? Phân loại, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của nó như thế nào?

Động cơ điện là gì? Phân loại, nguyên tắc hoạt động và ứng dụng của nó như thế nào?

Bạn có biết? vào một ngày đẹp trời của một tháng ý nghĩa trong năm 1821, một nhà vật lý học người ANH, đã phát minh ra động cơ điện đầu tiên. Đó chỉ là một thử nghiệm. Chiếc động cơ điện đầu tiên có khả năng hoạt động được ra đời sau đó 52 năm. Kéo theo sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa trên toàn thế giới. Vậy động cơ điện là gì? có cấu tạo ra sao?....Nam trung sẽ giới thiệu với quý bạn đọc chi tiết hơn về nó nhé.

Động cơ điện là gì?
động cơ điện là gì

Động cơ điện là gì? phân loại động cơ điện

Khái niệm động cơ điện: động cơ điện thực ra là một cái máy điện biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Từ những đồ dùng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, máy hút bụi…. đến những máy móc đồ sộ, hiện đại trong các ngày công nghiệp sản xuất như máy khoan, máy tiện, máy trộn….thậm chí đến ổ cứng, ổ quang trong công nghệ máy tính đều là động cơ điện.

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của động cơ điện:

Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên stator và phần chuyển động rotor được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu. Khi cuộn dây trên rotor và stator được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường, sự tương tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay rotor quanh trục hay 1 momen.

Nguyên lý điện từ là nguyên tắc hoạt động của phần lớn động cơ điện, nhưng các loại động cơ dựa trên những nguyên lý khác như lực tĩnh điện và hiệu ứng áp điện cũng được sử dụng. Nguyên lý cơ bản mà các động cơ điện từ dựa vào là có một lực cơ học trên một cuộn dây có dòng điện chạy qua nằm trong một từ trường. Lực này theo mô tả của định luật Lorentz và vuông góc với cuộn dây và cả với từ trường.

Phần lớn động cơ từ đều xoay nhưng cũng có động cơ tuyến tính. Trong động cơ xoay, phần chuyển động được gọi là rotor và phần đứng yên là stator.

Điều khiển động cơ điện

Đa số động cơ điện không đồng bộ có thể điều khiển tốc độ bằng cách đổi kiểu đấu nối (sao hoặc tam giác) Một số có thể được điều khiển bằng biến tần. Các động cơ bước phải sử dụng một bộ điều khiển riêng (cái này gọi là Driver).

Phân loại

Động cơ điện được sản xuất với nhiều kiểu và công suất để đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của từng ứng dụng cụ thể. Nếu dựa trên sơ đồ nối điện có thể chia làm hai loại: động cơ điện 3 pha và động cơ điện 1 pha, còn nếu dựa trên tốc độ thì cũng chia làm hai loại là động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.

Động cơ điện một chiều:                                             

                                                                                                                               1/ Động cơ điện một chiều kích thích bởi nam châm vĩnh cữu                                                                                                                         2/ Động cơ điện một chiều kích thích bởi dòng điện

Đôi nét về động cơ không đồng bộ: là động cơ điện hoạt động với tốc độ quay của rotor chậm so với tốc độ quay của từ trường Stator. Ta thường gặp động cơ không đồng bộ Rotor lòng sóc vì đặc tính hoạt động của nó tốt hơn dạng dây quấn.

Động cơ đồng bộ:  là động cơ điện mà tốc độ quay của rotor bằng tốc độ quay của từ trường.

Cấu tạo của động cơ đồng bộ: gồm 2 phần chính là stator và rotor

1/ Stator :gồm vỏ lõi và dây quấn.

- vỏ làm bằng thép đúc,có nhiệm vụ bảo vệ mạch từ và cùng với tấm chắn để bắt chặt tất cả các phần khác vào máy.Trên vỏ có gắn biển máy.

- Lõi stato: được chế tạo hoàn toàn giống như lõi stato của máy điện dị bộ dây quấn phần ứng như dây quấn 3 pha (stato,hay roto) của máy điện dị bộ.

2/ Rotor nếu phần quay là phần cảm (đặt cuộn kích từ) thì nó gồm: lõi và dây quấn.Trong trường hợp này roto có hai loại: cực lồi và cực ẩn.

Phần tiếp theo, Nam Trung sẽ giới thiệu với bạn đọc trong tuần sau nhé. Thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong bài sau.